Chương VII: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
Lý luận và thực tiễn chứng minh rằng, không xây dựng và phát triển nền dân chủ, hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không thể thực hiện quyền lực, quyền dân chủ, quyền làm chủ và mọi lợi ích của nhân dân lao động trên thực tế các lĩnh vực của đời sống xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
I. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1. Quan niệm về dân chủ
A) Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ
Từ trước công nguyên, cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết hợp lực với nhau để sản xuất, để chống thiên tai, thú dữ và đã tự tổ chức ra những hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những người đó nếu họ không thực hiện những quy định chung theo ý nguyện, lợi ích chung của cộng đồng. Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt nội dung dân chủ: trong xã hội nguyên thuỷ, việc "cử ra và phế bỏ người đứng đầu" là do quyền và sức lực của dân.
Khi xã hội có chế độ tư hữu, có giai cấp - chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ (ở Aten, Hy Lạp cổ đại, từ thế kỷ thứ VIII đến thứ VI trước công nguyên) - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ", tiếng Hy Lạp cổ gọi là "demos" (đề mô) là "dân" và "kratos" (cratô) là "quyền lực". Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có "quyền lực của dân". Nhưng "dân" lúc này là dân theo quy định của luật pháp do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được coi là dân. Về thực chất, đây là giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột đầu tiên lập ra nhà nước đã dùng pháp luật và nhà nước của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm nay, các giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột thống trị xã hội (như phong kiến, tư sản) vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động.
Trong chế độ dân chủ tư sản, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn (chủ yếu là do nhân dân lao động tạo ra...), dù chế độ đó có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ, nhưng về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.
Chỉ đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của dân - tức là dân chủ thực sự và lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân.
Tóm lại, nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện dân chủ và có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. (Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những ai, còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, thì dân còn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định).
B) Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán thành cho rằng: dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động; dân chủ là quyền lực của nhân dân (hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân).
Thứ hai, khi xã hội có giai cấp và nhà nước - tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có "dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp", "dân chủ thuần tuý". Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các kiểu dân chủ: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản (hay dân chủ xã hội chủ nghĩa). Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, (rồi "quân chủ lập hiến") không phải là chế độ dân chủ, nhưng những nhu cầu dân chủ, những biểu hiện dân chủ trong nhân dân, trong xã hội, thậm chí ngay cả trong một số triều đình phong kiến... của xã hội phong kiến vẫn có.
Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
Thứ ba, từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó "quyền lực thuộc về nhân dân" (còn dân là những ai thì do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định), gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia dân tộc cụ thể.
2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ việc nắm vững và phân tích thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự phát triển dân chủ của nhân loại, nhất là qua những quy luật của chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản..., các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã dự báo khoa học - qua nhiều luận điểm cơ bản - về tính tất yếu xảy ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn liền với tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chính những luận điểm khoa học đó đã được nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo để dẫn dắt nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng, làm nên thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), từ đó hình thành và từng bước phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, sau đó là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới... Theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì: chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về căn bản là thống nhất. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản).
Khái quát về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa như sau:
a) Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân - đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa... do đó về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân. V.I. Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Với ý nghĩa đó, V.I. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản". Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
b) Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ... của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ "hư vô" theo mong muốn của bất kỳ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công... đối với đa số nhân dân.
c) Bản chất tư tưởng - văn hoá: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.). Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc...
Do đó, đời sống tư tưởng - văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Quan niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:
Đó là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa; được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó - toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm cơ bản về "chuyên chính vô sản" và "hệ thống chuyên chính vô sản". Đặc biệt là V.I. Lênin đã nêu cụ thể rằng, trong "hệ thống chuyên chính vô sản" gồm có đảng, nhà nước, công đoàn và một số tổ chức khác như "những bánh xe răng cưa" tạo ra "mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng" .
Vận dụng, phát triển và cụ thể hoá một cách đúng đắn và sáng tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản vào hoàn cảnh Việt Nam trong tình hình hiện nay của đất nước và của cả thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong công cuộc đổi mới đất nước, đã sử dụng khái niệm "hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa" khi có chủ trương xây dựng và từng bước hoàn thiện "nền dân chủ xã hội chủ nghĩa"; bởi vì chuyên chính vô sản về cơ bản là thống nhất với dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản (như đã phân tích ở trên). Trong những điều kiện và những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã mở rộng và cụ thể hoá nhiều vấn đề về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gắn với vai trò, chức năng của từng tổ chức chính trị của nó, quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: đó là gồm có Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể của nhân dân. Đảng ta nêu rõ vai trò, chức năng cơ bản của hệ thống các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa một cách khái quát, đúng thực chất và thực tiễn, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; suy cho cùng thì tất cả quyền lực là của nhân dân, vì những lợi ích của nhân dân. Và, chỉ có thể thực hiện được những vấn đề cơ bản đó khi hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải là chế độ nhất nguyên về chính trị - tức là chỉ có một giai cấp và một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, đó là giai cấp công nhân và Đảng của nó.
II. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Quan niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa
Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình; cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân loại đã sản sinh ra. Ví dụ, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa khái niệm và thuật ngữ "dân chủ", với bản chất nhất là "quyền lực của dân". Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát...). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích... thì khác về căn bản so với nhà nước "tam quyền phân lập tư sản".
2. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
A) Bản chất:
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...).
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc, do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa).
Đảng ta và Hồ Chí Minh đã từ lâu có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Nhà nước ta: đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân... cũng nói lên một cách tổng hợp về bản chất, thực chất Nhà nước của ta - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân.
b) Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện cả bằng việc thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó. Khi đề cập tới sự cần thiết phải sử dụng phương thức thứ hai vừa nêu, C.Mác cho rằng sở dĩ giai cấp vô sản cần sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng của mình vì chính giai cấp tư sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự tư bản chủ nghĩa của chúng. Tiếp tục phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ tới mức nội chiến do lực lượng phản cách mạng gây ra, V.I.Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại của nhà nước nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin nhấn mạnh bạo lực của chuyên chính vô sản là vì, cách mạng Nga nổ ra và tồn tại trong hoàn cảnh có sự chống đối dữ dội của bọn bóc lột; thêm vào đó, 14 nước đế quốc cấu kết với nhau hòng bóp chết chính quyền Xô viết non trẻ.
Trước sự tấn công của kẻ thù, V.I.Lênin đương nhiên phải gắn chuyên chính vô sản với tình thế một cuộc đấu tranh; hơn nữa, đó lại là một cuộc đấu tranh ác liệt, lâu dài và dai dẳng hơn nhiều so với bất kỳ một cuộc đấu tranh nào trước đây . Việc chú ý tới bối cảnh lịch sử như vậy cho phép chúng ta khẳng định rằng, đặc điểm đó của chuyên chính vô sản do V.I.Lênin nêu ra không phải là phổ biến.
Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi chính sách, do đó, nó cũng là cái vốn có của nhà nước vô sản. Song, cả C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều xem tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải tiến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản là cái căn bản hơn trong chức năng của chuyên chính vô sản. Đặt mối tương quan với chức năng tổ chức - xây dựng, thì chức năng trấn áp chỉ là việc "quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng" mà chưa phải là bản thân việc xây dựng . Trước đó rất lâu, ngay từ năm 1847, Ph. Ăngghen đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, thì tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. Sau đó một năm, khi xác định những nấc thang, những giai đoạn của cuộc cách mạng công nhân nhằm đi tới giải phóng và phát triển toàn diện con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xem việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.
Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, V.I.Lênin đã trực tiếp giải quyết, xây dựng xã hội mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết, mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy, V.I.Lênin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức và xây dựng của chuyên chính vô sản. Ông xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ bức bách, quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản.
Không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, V.I.Lênin còn làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế: để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản; phát triển mạnh các lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới: nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ cơ bản;...
Trong lĩnh vực xã hội: phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập hợp đông đảo những người lao động: cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài.
Đề cập chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước chuyên chính vô sản, V.I.Lênin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo V.I.Lênin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội, V.I.Lênin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V.I.Lênin quan niệm: "nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị... phải chiến thắng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân.
III. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Như trên đã đề cập, Nhà nước là "trụ cột" của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Song, sự tồn tại, vận hành của nó chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khác cấu thành hệ thống đó. Do vậy, không thể có Nhà nước mạnh, khi không có hệ thống chính trị mạnh.
Sau 20 năm đổi mới, hệ thống chính trị đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều phương diện: trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua, Đảng ta đã từng bước bổ sung và cụ thể hoá thành các chủ trương đổi mới trên từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong quá trình đó, Đảng ta không ngừng được củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức: vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội được tăng cường; đường lối đổi mới ngày càng được hoàn thiện, nhờ vậy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ hơn. Đảng khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình: Đảng giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong việc hoạch định chủ trương dân chủ trên các lĩnh vực cũng như triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương đó. Đảng ta có giải pháp tích cực nhằm đổi mới chỉnh đốn Đảng, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trên lĩnh vực lập pháp, chúng ta đã ban hành Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp thể chế hoá Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng: đã sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; nhiều quyền công dân và quyền con người đã được cụ thể hoá và thể chế hoá.
Chúng ta cũng đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật từng bước được xác lập và hoàn thiện.
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động.
Cùng với việc đa dạng hoá chức năng của các tổ chức đó, trong khi không xem nhẹ chức năng tập hợp, giáo dục quần chúng tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như giám sát việc tổ chức thực hiện đó, chúng ta đã xem việc bảo vệ, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình là một chức năng cực kỳ quan trọng. Nhờ vậy, các hội, đoàn thể quần chúng hợp pháp ngày càng có sinh khí hơn, hoạt động ngày càng có hiệu quả cao.
Khái quát những thành tựu đổi mới hệ thống chính trị và hiệu quả của nó tới việc phát huy dân chủ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, ... tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá được phát huy" .
Trong khi khẳng định những thành quả to lớn trên đây, cần thấy hệ thống chính trị còn tồn tại không ít điểm yếu.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trên cơ sở đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, mở cửa với bên ngoài... là một chiến lược đúng đắn. Song, nhiều vấn đề thuộc lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền trong điều kiện kinh tế đó còn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi khẳng định tính không đối lập về cơ bản giữa cơ chế thị trường với chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng thấy rõ rằng, bên cạnh tác động tích cực là cơ bản, kinh tế thị trường ngay trong trường hợp giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có mặt trái của nó. Do không được chuẩn bị ngay từ đầu để khắc phục những tác động nghịch chiều của cơ chế đó, "tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng" .
Những bước tiến trong việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Tình trạng quan liêu của cán bộ hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế- xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao.
Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của nhiều tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi hẳn tình trạng quan liêu; cán bộ của nhiều đoàn thể chính trị xã hội vẫn trong tình trạng "viên chức hoá".
Khái quát những yếu kém trên đây của hệ thống chính trị, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng nhấn mạnh: "nhìn chung tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lý; đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm... Tình hình đó đã làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước; tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng... tăng lên, có mặt rất nghiêm trọng; trật tự kỷ cương bị vi phạm; sự tin cậy và gắn bó của nhân dân đối với hệ thống chính trị bị giảm sút" .
Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm khắc phục những yếu kém trên đây đã trở thành đòi hỏi bức thiết để hệ thống chính trị nói chung, Nhà nước ta nói riêng thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng, đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung cần thực hiện bằng những phương pháp vốn có của một đảng Mác-Lênin. Thông qua tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, nêu gương của đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng làm cho Nhà nước, các tổ chức quần chúng thấy rõ tính đúng đắn trong các quyết định chính trị của Đảng.
Đảng phải tăng cường bản chất giai cấp công nhân của mình, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân.
Để có dân chủ xã hội chủ nghĩa, một mặt, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác, mọi chủ trương và chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nươc gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước" .
Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy dân chủ của nhân dân, cần dành sự chú ý đặc biệt cho quá trình lập pháp và lập quy của nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, cần: Xây dựng chương trình lập pháp, phát huy quyền trình dự án luật của đoàn thể nhân dân; nâng cao kiến thức lập pháp của đại biểu Quốc hội; nâng cao trình độ, năng lực thẩm tra các dự án luật của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban Quốc hội; xác định rõ hơn quyền lập pháp và lập quy... Đểnâng cao chất lượng và hiệu quả trên lĩnh vực này, cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành luật để xây dựng hệ thống pháp luật.
Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và thực hiện dân chủ, hiện nay phải xem cải cách một bước nền hành chính quốc gia là một nhiệm vụ trọng điểm. Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ - từ cải cách thể chế hành chính đến cải cách tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức hành chính.
Liên quan tới vấn đề thứ nhất, phải cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế quản lý bằng pháp luật, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính, để mở rộng dân chủ, Nhà nước cần "giảm tối đa cơ chế xin phép - cho phép trong từng vụ việc..." như Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ ra: nhưng phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều hành, quản lý.
Liên quan tới vấn đề thứ hai, cần chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp; định rõ thứ bậc và quan hệ thứ bậc trong bộ máy hành chính, xác định rõ vị trí, vai trò từng cấp chính quyền; kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở.
Liên quan tới vấn đề thứ ba, việc ban hành quy chế về chế độ công vụ và công chức là rất cần thiết: định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật hành chính: quy định chế độ đào tạo, tuyển dụng và sàng lọc công chức; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, sự công tâm và tận tuỵ với công việc.
Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân cũng cần được đổi mới theo hướng:
- Đoàn kết tất cả mọi người thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người ViệtNam ở trong nước và định cư ở nước ngoài... Xoá bỏ mọi định kiến, mọi mặc cảm, lấy sự tương đồng vì lợi ích của sự phát triển đất nước theo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" làm trọng.
- Mặt trận vận động, tổ chức nhân dân, xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức đa dạng, thích hợp với từng người, từng thành phần xã hội, từng địa phương, cơ sở.
Để mở rộng Mặt trận có tác dụng tích cực nhằm thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lực của nhân dân, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, làm cho nó thực sự là nền tảng của Mặt trận.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới hệ thống chính trị không dừng ở việc đổi mới từng yếu tố cấu thành, mà còn đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Liên quan tới vấn đề này, cần đổi mới mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Đảng lãnh đạo Nhà nước; Nhà nước có nghĩa vụ thể chế hoá và tổ chức thực hiện nghiêm túc đường lối và các nghị quyết của Đảng.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa cần hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân. Khi đề cập vấn đề này, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: "Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân
Tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước" .
Muốn hoàn thiện dân chủ đại diện, một vấn đề bức bách là nâng cao chất lượng của các tổ chức quần chúng, làm cho các tổ chức đó thật sự có được sự quan tâm thiết thân của các thành viên của mình, gần gũi với họ. Chỉ khi đó, một mặt, tổ chức ấy mới nắm vững và nhanh nhạy mọi nhu cầu bức xúc của các thành viên và phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng thuộc bộ máy Đảng và Nhà nước; mặt khác cũng chỉ khi đó, quần chúng thành viên mới thông qua tổ chức của mình mà tham gia tích cực vào hoạt động của mọi cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Việc mở rộng dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ nhân quyền đòi hỏi:
- Lãnh đạo cơ quan và địa phương xác định rõ vấn đề cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân ở lĩnh vực, địa bàn tương ứng trước khi cấp có thẩm quyền quyết định; nâng cao chất lượng đóng góp của nhân dân vào việc hình thành các quyết định đó.
- Xác định rõ những vấn đề mà cơ quan lãnh đạo, người lãnh đạo phải có trách nhiệm báo cáo trước nhân dân ở lĩnh vực và trên địa bàn tương ứng.
- Xây dựng những thiết chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với lĩnh vực và trình độ của đối tượng tương ứng.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, làm cho họ biết nghe, biết xử lý những ý kiến được nhân dân nêu ra. Hết sức tránh thái độ thụ động, "theo đuôi" quần chúng...
Gắn liền với việc mở rộng dân chủ trực tiếp đến người dân, Đại hội đại biểu toàn quốc IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: "Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương..., tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn" .
Bằng việc thực hiện có kết quả những vấn đề vừa nêu, Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta sẽ được củng cố, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không ngừng được phát triển. Đó là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chỉ đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của dân - tức là dân chủ thực sự và lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân.
Tóm lại, nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện dân chủ và có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. (Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những ai, còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, thì dân còn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định).
B) Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán thành cho rằng: dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động; dân chủ là quyền lực của nhân dân (hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân).
Thứ hai, khi xã hội có giai cấp và nhà nước - tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có "dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp", "dân chủ thuần tuý". Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các kiểu dân chủ: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản (hay dân chủ xã hội chủ nghĩa). Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, (rồi "quân chủ lập hiến") không phải là chế độ dân chủ, nhưng những nhu cầu dân chủ, những biểu hiện dân chủ trong nhân dân, trong xã hội, thậm chí ngay cả trong một số triều đình phong kiến... của xã hội phong kiến vẫn có.
Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.
Thứ ba, từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó "quyền lực thuộc về nhân dân" (còn dân là những ai thì do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định), gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia dân tộc cụ thể.
2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ việc nắm vững và phân tích thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự phát triển dân chủ của nhân loại, nhất là qua những quy luật của chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản..., các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã dự báo khoa học - qua nhiều luận điểm cơ bản - về tính tất yếu xảy ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn liền với tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chính những luận điểm khoa học đó đã được nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo để dẫn dắt nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng, làm nên thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), từ đó hình thành và từng bước phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, sau đó là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới... Theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì: chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về căn bản là thống nhất. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản).
Khái quát về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa như sau:
a) Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân - đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa... do đó về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân. V.I. Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Với ý nghĩa đó, V.I. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản". Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
b) Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ... của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ "hư vô" theo mong muốn của bất kỳ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công... đối với đa số nhân dân.
c) Bản chất tư tưởng - văn hoá: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.). Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc...
Do đó, đời sống tư tưởng - văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Quan niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:
Đó là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa; được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó - toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm cơ bản về "chuyên chính vô sản" và "hệ thống chuyên chính vô sản". Đặc biệt là V.I. Lênin đã nêu cụ thể rằng, trong "hệ thống chuyên chính vô sản" gồm có đảng, nhà nước, công đoàn và một số tổ chức khác như "những bánh xe răng cưa" tạo ra "mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng" .
Vận dụng, phát triển và cụ thể hoá một cách đúng đắn và sáng tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản vào hoàn cảnh Việt Nam trong tình hình hiện nay của đất nước và của cả thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong công cuộc đổi mới đất nước, đã sử dụng khái niệm "hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa" khi có chủ trương xây dựng và từng bước hoàn thiện "nền dân chủ xã hội chủ nghĩa"; bởi vì chuyên chính vô sản về cơ bản là thống nhất với dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản (như đã phân tích ở trên). Trong những điều kiện và những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã mở rộng và cụ thể hoá nhiều vấn đề về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gắn với vai trò, chức năng của từng tổ chức chính trị của nó, quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: đó là gồm có Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể của nhân dân. Đảng ta nêu rõ vai trò, chức năng cơ bản của hệ thống các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa một cách khái quát, đúng thực chất và thực tiễn, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; suy cho cùng thì tất cả quyền lực là của nhân dân, vì những lợi ích của nhân dân. Và, chỉ có thể thực hiện được những vấn đề cơ bản đó khi hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải là chế độ nhất nguyên về chính trị - tức là chỉ có một giai cấp và một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, đó là giai cấp công nhân và Đảng của nó.
II. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Quan niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa
Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình; cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân loại đã sản sinh ra. Ví dụ, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa khái niệm và thuật ngữ "dân chủ", với bản chất nhất là "quyền lực của dân". Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát...). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích... thì khác về căn bản so với nhà nước "tam quyền phân lập tư sản".
2. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
A) Bản chất:
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...).
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc, do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa).
Đảng ta và Hồ Chí Minh đã từ lâu có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Nhà nước ta: đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân... cũng nói lên một cách tổng hợp về bản chất, thực chất Nhà nước của ta - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân.
b) Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện cả bằng việc thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó. Khi đề cập tới sự cần thiết phải sử dụng phương thức thứ hai vừa nêu, C.Mác cho rằng sở dĩ giai cấp vô sản cần sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng của mình vì chính giai cấp tư sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự tư bản chủ nghĩa của chúng. Tiếp tục phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ tới mức nội chiến do lực lượng phản cách mạng gây ra, V.I.Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại của nhà nước nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin nhấn mạnh bạo lực của chuyên chính vô sản là vì, cách mạng Nga nổ ra và tồn tại trong hoàn cảnh có sự chống đối dữ dội của bọn bóc lột; thêm vào đó, 14 nước đế quốc cấu kết với nhau hòng bóp chết chính quyền Xô viết non trẻ.
Trước sự tấn công của kẻ thù, V.I.Lênin đương nhiên phải gắn chuyên chính vô sản với tình thế một cuộc đấu tranh; hơn nữa, đó lại là một cuộc đấu tranh ác liệt, lâu dài và dai dẳng hơn nhiều so với bất kỳ một cuộc đấu tranh nào trước đây . Việc chú ý tới bối cảnh lịch sử như vậy cho phép chúng ta khẳng định rằng, đặc điểm đó của chuyên chính vô sản do V.I.Lênin nêu ra không phải là phổ biến.
Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi chính sách, do đó, nó cũng là cái vốn có của nhà nước vô sản. Song, cả C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều xem tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải tiến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản là cái căn bản hơn trong chức năng của chuyên chính vô sản. Đặt mối tương quan với chức năng tổ chức - xây dựng, thì chức năng trấn áp chỉ là việc "quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng" mà chưa phải là bản thân việc xây dựng . Trước đó rất lâu, ngay từ năm 1847, Ph. Ăngghen đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, thì tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. Sau đó một năm, khi xác định những nấc thang, những giai đoạn của cuộc cách mạng công nhân nhằm đi tới giải phóng và phát triển toàn diện con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xem việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.
Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, V.I.Lênin đã trực tiếp giải quyết, xây dựng xã hội mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết, mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy, V.I.Lênin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức và xây dựng của chuyên chính vô sản. Ông xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ bức bách, quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản.
Không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, V.I.Lênin còn làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế: để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản; phát triển mạnh các lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới: nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ cơ bản;...
Trong lĩnh vực xã hội: phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập hợp đông đảo những người lao động: cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài.
Đề cập chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước chuyên chính vô sản, V.I.Lênin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo V.I.Lênin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội, V.I.Lênin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V.I.Lênin quan niệm: "nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị... phải chiến thắng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân.
III. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Như trên đã đề cập, Nhà nước là "trụ cột" của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Song, sự tồn tại, vận hành của nó chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khác cấu thành hệ thống đó. Do vậy, không thể có Nhà nước mạnh, khi không có hệ thống chính trị mạnh.
Sau 20 năm đổi mới, hệ thống chính trị đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều phương diện: trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua, Đảng ta đã từng bước bổ sung và cụ thể hoá thành các chủ trương đổi mới trên từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong quá trình đó, Đảng ta không ngừng được củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức: vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội được tăng cường; đường lối đổi mới ngày càng được hoàn thiện, nhờ vậy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ hơn. Đảng khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình: Đảng giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong việc hoạch định chủ trương dân chủ trên các lĩnh vực cũng như triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương đó. Đảng ta có giải pháp tích cực nhằm đổi mới chỉnh đốn Đảng, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trên lĩnh vực lập pháp, chúng ta đã ban hành Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp thể chế hoá Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng: đã sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; nhiều quyền công dân và quyền con người đã được cụ thể hoá và thể chế hoá.
Chúng ta cũng đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật từng bước được xác lập và hoàn thiện.
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động.
Cùng với việc đa dạng hoá chức năng của các tổ chức đó, trong khi không xem nhẹ chức năng tập hợp, giáo dục quần chúng tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như giám sát việc tổ chức thực hiện đó, chúng ta đã xem việc bảo vệ, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình là một chức năng cực kỳ quan trọng. Nhờ vậy, các hội, đoàn thể quần chúng hợp pháp ngày càng có sinh khí hơn, hoạt động ngày càng có hiệu quả cao.
Khái quát những thành tựu đổi mới hệ thống chính trị và hiệu quả của nó tới việc phát huy dân chủ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, ... tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá được phát huy" .
Trong khi khẳng định những thành quả to lớn trên đây, cần thấy hệ thống chính trị còn tồn tại không ít điểm yếu.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trên cơ sở đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, mở cửa với bên ngoài... là một chiến lược đúng đắn. Song, nhiều vấn đề thuộc lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền trong điều kiện kinh tế đó còn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi khẳng định tính không đối lập về cơ bản giữa cơ chế thị trường với chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng thấy rõ rằng, bên cạnh tác động tích cực là cơ bản, kinh tế thị trường ngay trong trường hợp giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có mặt trái của nó. Do không được chuẩn bị ngay từ đầu để khắc phục những tác động nghịch chiều của cơ chế đó, "tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng" .
Những bước tiến trong việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Tình trạng quan liêu của cán bộ hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế- xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao.
Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của nhiều tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi hẳn tình trạng quan liêu; cán bộ của nhiều đoàn thể chính trị xã hội vẫn trong tình trạng "viên chức hoá".
Khái quát những yếu kém trên đây của hệ thống chính trị, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng nhấn mạnh: "nhìn chung tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lý; đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm... Tình hình đó đã làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước; tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng... tăng lên, có mặt rất nghiêm trọng; trật tự kỷ cương bị vi phạm; sự tin cậy và gắn bó của nhân dân đối với hệ thống chính trị bị giảm sút" .
Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm khắc phục những yếu kém trên đây đã trở thành đòi hỏi bức thiết để hệ thống chính trị nói chung, Nhà nước ta nói riêng thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng, đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung cần thực hiện bằng những phương pháp vốn có của một đảng Mác-Lênin. Thông qua tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, nêu gương của đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng làm cho Nhà nước, các tổ chức quần chúng thấy rõ tính đúng đắn trong các quyết định chính trị của Đảng.
Đảng phải tăng cường bản chất giai cấp công nhân của mình, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân.
Để có dân chủ xã hội chủ nghĩa, một mặt, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác, mọi chủ trương và chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nươc gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước" .
Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy dân chủ của nhân dân, cần dành sự chú ý đặc biệt cho quá trình lập pháp và lập quy của nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, cần: Xây dựng chương trình lập pháp, phát huy quyền trình dự án luật của đoàn thể nhân dân; nâng cao kiến thức lập pháp của đại biểu Quốc hội; nâng cao trình độ, năng lực thẩm tra các dự án luật của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban Quốc hội; xác định rõ hơn quyền lập pháp và lập quy... Đểnâng cao chất lượng và hiệu quả trên lĩnh vực này, cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành luật để xây dựng hệ thống pháp luật.
Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và thực hiện dân chủ, hiện nay phải xem cải cách một bước nền hành chính quốc gia là một nhiệm vụ trọng điểm. Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ - từ cải cách thể chế hành chính đến cải cách tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức hành chính.
Liên quan tới vấn đề thứ nhất, phải cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế quản lý bằng pháp luật, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính, để mở rộng dân chủ, Nhà nước cần "giảm tối đa cơ chế xin phép - cho phép trong từng vụ việc..." như Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ ra: nhưng phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều hành, quản lý.
Liên quan tới vấn đề thứ hai, cần chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp; định rõ thứ bậc và quan hệ thứ bậc trong bộ máy hành chính, xác định rõ vị trí, vai trò từng cấp chính quyền; kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở.
Liên quan tới vấn đề thứ ba, việc ban hành quy chế về chế độ công vụ và công chức là rất cần thiết: định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật hành chính: quy định chế độ đào tạo, tuyển dụng và sàng lọc công chức; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, sự công tâm và tận tuỵ với công việc.
Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân cũng cần được đổi mới theo hướng:
- Đoàn kết tất cả mọi người thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt
- Mặt trận vận động, tổ chức nhân dân, xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức đa dạng, thích hợp với từng người, từng thành phần xã hội, từng địa phương, cơ sở.
Để mở rộng Mặt trận có tác dụng tích cực nhằm thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lực của nhân dân, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, làm cho nó thực sự là nền tảng của Mặt trận.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới hệ thống chính trị không dừng ở việc đổi mới từng yếu tố cấu thành, mà còn đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Liên quan tới vấn đề này, cần đổi mới mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Đảng lãnh đạo Nhà nước; Nhà nước có nghĩa vụ thể chế hoá và tổ chức thực hiện nghiêm túc đường lối và các nghị quyết của Đảng.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa cần hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân. Khi đề cập vấn đề này, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: "Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân
Tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước" .
Muốn hoàn thiện dân chủ đại diện, một vấn đề bức bách là nâng cao chất lượng của các tổ chức quần chúng, làm cho các tổ chức đó thật sự có được sự quan tâm thiết thân của các thành viên của mình, gần gũi với họ. Chỉ khi đó, một mặt, tổ chức ấy mới nắm vững và nhanh nhạy mọi nhu cầu bức xúc của các thành viên và phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng thuộc bộ máy Đảng và Nhà nước; mặt khác cũng chỉ khi đó, quần chúng thành viên mới thông qua tổ chức của mình mà tham gia tích cực vào hoạt động của mọi cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Việc mở rộng dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ nhân quyền đòi hỏi:
- Lãnh đạo cơ quan và địa phương xác định rõ vấn đề cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân ở lĩnh vực, địa bàn tương ứng trước khi cấp có thẩm quyền quyết định; nâng cao chất lượng đóng góp của nhân dân vào việc hình thành các quyết định đó.
- Xác định rõ những vấn đề mà cơ quan lãnh đạo, người lãnh đạo phải có trách nhiệm báo cáo trước nhân dân ở lĩnh vực và trên địa bàn tương ứng.
- Xây dựng những thiết chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với lĩnh vực và trình độ của đối tượng tương ứng.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, làm cho họ biết nghe, biết xử lý những ý kiến được nhân dân nêu ra. Hết sức tránh thái độ thụ động, "theo đuôi" quần chúng...
Gắn liền với việc mở rộng dân chủ trực tiếp đến người dân, Đại hội đại biểu toàn quốc IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: "Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương..., tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn" .
Bằng việc thực hiện có kết quả những vấn đề vừa nêu, Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta sẽ được củng cố, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không ngừng được phát triển. Đó là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: Giáo trình CNXHKH
congdongso.com/.../5894-Nen-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-va-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét